Sáng tác: Vũ Thư Nguyên
Hòa âm: Quốc Vượng
Trình bầy: Hà Lan Phương
Chủ Trương: Nghệ Thuật Âm Nhạc,
Sáng Tác, Học hỏi, trau dồi năng Khiếu
Gió chiều nay thổi ngược qua thềm
Để cánh lá rũ mềm giọt mưa
Sợi buồn vẫn mãi đong đưa
Từng cơn mưa lũ vẫn chưa tạnh nguồn
Hỏi người đi còn nhớ em không
Hay quên lãng chìm vào dĩ vãng
Người đi còn mãi lang thang
Để em mong nhớ bẽ bàng ái ân
Hà Lan Phương
Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016
Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016
Niềm trống vắng
Thơ: Niệm Nhiên
Phổ nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Hòa âm: Quang Đạt
Trình bầy: Hà Lan Phương
Phổ nhạc: Nguyễn Hải & Hà Lan Phương
Hòa âm: Quang Đạt
Trình bầy: Hà Lan Phương
Hà Lan Phương
Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016
Việt Hải Trần nói về: "Cô Gái Đàn Dương cầm" và "Em Về Bên Phím Đàn" HLP
Die Klavierspielerin
VietHai Tran added 9 new photos.
VietHai Tran added 9 new photos.
7 hrs ·
Tác phẩm Die Klavierspielerin của nhà văn Áo Elfriede Jelinek
Em Về bên Phím Đàn, Việt Hải, Hà Lan Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=r894ZwS4LUk
https://www.youtube.com/watch?v=r894ZwS4LUk
Đêm nay tôi xem tác phẩm của nhà văn Áo Elfriede Jelinek, bản tiếng
Việt "Cô Gái Chơi Dương Cầm", do dịch giả Việt ngữ Ngọc Cầm Dương
chuyển ngữ. Tên Đức ngữ là Die Klavierspielerin, tên Anh ngữ là The Piano
Teacher (dịch giả Joachim Neugroschel), tựa sách Pháp ngữ là La Pianiste (do 2
dịch giả Yasmin Hoffmann và Maryvonne Litaize). Tác phẩm được xuất bản năm 1983
và được đón nhận nồng nhiệt vì nội dung cho thấy 2 quan niệm thái cực như phóng
khoáng và bảo thủ va chạm nhau, như Erika đứng giữa người mẹ và người bạn trẻ
Walter. Tiểu thuyết này được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Michael Haneke, đạo diễn người Áo đã chuyển thể cuốn tiểu thuyết
này sang thành dạng phim ảnh mang cùng tên, phim ra mắt đạt nhiều thành cong,
và đã đoạt 3 giải thưởng trong Liên hoan phim Cannes năm 2001.
Tác phẩm là cuốn sách nói về vấn đề tính dục nữ ẩn chứa và các
xung đột phái tính là chủ đề trong chuyện tình cảm của đời thường. Cô giáo dạy
dương cầm Erika Kohut, một thiên tài về âm nhạc mà bà mẹ của nàng vốn dạy con
trong kỷ luật nghiêm khắc để Erika mãi mãi là biểu tượng cao đẹp xuất sắc về âm
nhạc như ý bà mong muốn. Một ngày kia cậu học trò trẻ, Walter Klemmer, vốn mến
mộ tài nàng của cô giáo, khi Erika ngoài 30 không chồng, còn Walter hơn 17 tuổi,
trai tơ mạnh khỏe. Walter đem lòng yêu thương Erika, muốn chiếm đoạt thân xác của
nàng. Điểm tương đồng là cả hai Erika và Walter đều có 2 bà mẹ bảo thủ, cứng ngắt
chỉ muốn con mình là những thần đồng âm nhạc. Phàm là con người, theo luật tự
nhiên người ta cần nhu cầu yêu đương, trao đổi thể xác, được hưởng đời sống ái
ân, những cảm giác khoái lạc, thú yêu đương nhục dục cần được thỏa mãn. Hãy đọc
những trích đoạn tiêu biểu mô tả trong phần (*), xem bên dưới cùng.
Đọc qua cốt truyện, như vậy ta thấy nội dung của nó kể về chuyện
tình cảm của tuổi trẻ yêu đương, mà người đọc có thể liên tưởng đến các truyện
Trong Vòng Tay Học Trò của nữ nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, hay tiểu thuyết Sám Hối
của nhà văn nữ Minh Đức Hoài trinh. Nhưng trong Die Klavierspielerin nhà văn
Elfriede Jelinek đã cho lồng vào cốt truyện những yếu tố âm nhạc cổ điển, những
buổi nhạc thính phòng, những dàn nhạc giao hưởng ở Vienna, những sonate của
Schubert, Chopin, Bach, Beethovens, Mozart, Brahm, Schönberg,... hay của
Schumann,... những Fantasie f Moll, Sonate per pianoforte, Scherzo in C minor
hay Requiem in D minor,...
Chính bản thân của tác giả Elfriede Jelinek cũng là một dương cầm
thủ, và được mẹ mình uốn nắn theo dòng âm nhạc, mà bà lại có duyên nghiệp với
văn chương, bà đoạt giải văn chương Nobel vào năm 2004.
Tôi đọc Elfriede Jelinek rồi nghe lại bài ca Em Về Bên Phím Đàn,
nhạc do nhạc sĩ Hà Lan Phương phổ thơ, phần trình bày do ca nhac sĩ Quỳnh Lan.
Đã lâu rồi tôi email bài thơ sang nhạc sĩ HLP bên Dallas với note là bài thơ
ghi nhận một người con gái ở Saigon thuở xa xưa say sưa đàn piano, chinh tôi
cũng say sưa những sonate do cô đàn, hình ảnh người con gái gửi hồn theo dòng
nhạc và bên phím đàn, vì những concerto từ những tác phẩm của Chopin, Schubert,
Mozart, Beethoven, Schumann,... HLP ơi, tô điểm vào đấy là thơ đệm khung cảnh
lãng mạn của Danube Bleu lững lờ với Vienna thơ mộng, một Âu
châu với nước Áo cổ kính. Nhạc của nhạc sĩ Hà Lan Phương được chuyển sang Los Angeles từ Dallas qua version đầu
tiên do HLP hát, nhạc sĩ Nguyễn Hải là keyboardist. Phiên bản sau được cho vào
youtube với giọng ca của ca nhạc sĩ Quỳnh Lan. Cám ơn HLP và anh Nguyễn Hải.
Xin mời nghe nhạc phẩm do Hà Lan Phương từ DFW (TX):
Em Về bên Phím Đàn, Việt Hải, Hà Lan Phương:
https://www.youtube.com/watch?v=r894ZwS4LUk
https://www.youtube.com/watch?v=r894ZwS4LUk
http://honque.com/HQ048/pvHaLanPhuong/pvHaLanPhuong.htm
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
(*): Âm nhạc về khía cạnh tình cảm, âm nhạc là chất xúc tác tình
yêu, và âm nhạc lãng mạn thường dễ đưa nhân tố đến sự liên hệ nối kết giữa người
và người:
"Gia đình này sẽ không bao giờ tiêu xài những khoản không cần
thiết, chỉ duy nhất âm nhạc được phép, qua và từ những tác động của nó. Âm nhạc
cần vạch con đường đến trái tim người nghe. Họ hiếm khi chi tiêu gì cho bản
thân mình.
Erika không ngừng mời phụ huynh của các học sinh. Chỉ cần một
cái vẩy ngón tay của cô giáo là đủ. Những đứa nhỏ mang một bà mẹ đầy tự hào, một
ông bố đầy tự hào hoặc cả hai cùng một lúc và lắp kín cả không gian bằng cái
gia đình bé nhỏ sắp tan vỡ của chúng. Chúng biết rằng, chỉ cần nhận thêm một điểm
xấu trong môn dương cầm, chúng sẽ biến khỏi đây. Chỉ có cái chết mới là nguyên
cớ chối từ nghệ thuật. Những lý do khác hoàn toàn không được chấp nhận bởi một
người yêu nghệ thuật chuyên nghiệp. Erika Kohut tuyệt vời.
Để mở màn là bản concerto thứ hai của Bach cho hai đàn dương cầm.
Cây dương cầm thứ hai sẽ được chơi bởi một ông già, người trước đây từng đặt
chân trên đại sảnh của Brahms và gần như có riêng ở đó cây dương cầm duy nhất
cho riêng mình. Thời này đã qua, nhưng những người lớn tuổi nhất vẫn còn nhớ.
Thần chết tàn ác đang ở gẫn dường như không cách nào đẩy người đàn ông này, người
mang tên Haberkorn, đến với những tài năng khác vĩ đại hơn, như đã từng làm với
Mozart và Beethoven, cả Schubert nữa. Và quả là Schubert thực sự không có nhiều
thời gian. Ông già chào đón bạn đồng diễn từ cánh gà thứ hai, cô giáo Erika
Kohut, với một nụ hôn đặt vào tay đúng theo truyền thống, bất chấp tuổi già,
trước khi cả hai cùng trình diễn.
Những người bạn âm nhạc và những vị khách thân mến. Những bị
khách ngã xuống bàn và chép miệng lấy chép miệng để vì món ragu barốc. Những học
sinh cạo kèn kẹt những ham muốn tồi tệ, từ khi bắt đầu, nhưng quá thiếu dũng cảm
để thực hiện. Chúng không phá bỏ được cái chuồng gà của sự sùng kính nghệ thuật
dù những song sắt rất mỏng. Erika mặc một cái váy ống len lông cừu màu đen dài
chấm đất giản dị với áo sơ mi lụa.
Lắc đầu thật khẽ, nàng có thể lườm một hoặc vài đứa học sinh với
ánh nhìn cắt được cả kính. Đó chính xác là cái nhìn mà mẹ Erika đã quăng vào mặt
nàng sau buổi biểu diễn thất bại của cô con gái. Cả hai đứa học sinh đã tán nhảm
quấy rối cả bài mở đầu của người chủ nhà. Chúng sẽ không bị cảnh cáo thêm bất kỳ
một lần nào nữa. Ngay trên hàng đầu, mẹ của Erika ngồi trên chiếc ghế bành đặc
biệt cạnh vợ chồng chủ nhà và nhấm nháp một hộp kẹo - người duy nhất được phép
- và sự chăm chú độc nhất cô con gái đang thưởng thức. Ánh sáng, bị làm mờ đi bằng
tấm lót che đèn chiếu trên đàn dương cầm, run rẩy trong tiếng đàn tạo thành những
đốm sáng hình mẫu thêu, đan xen thành một điểm sáng trung tâm. Tấm lót phủ khắp
người chơi ánh sáng đỏ ma quái. Bach vẫn nghiêm túc rí rách. Lũ học sinh mặc quần
áo đẹp vẫn để dành đi nhà thờ hoặc những gì bố mẹ chúng cho là như vậy. Ông bố
bà mẹ tống đứa con - họ dứt ruột đẻ ra - vào trong cái hành lang Balan này, để
họ được yên tĩnh và đứa trẻ học được cách giữ trật tự. Hành lang của người
Balan được trang hoàng bằng một tấm gương khổng lồ phong cách mới theo hình một
cô gái khỏa thân với hoa súng, chỗ này những anh cu luôn đứng chôn chân đến bất
tận. Sau đó, trên phòng nhạc, những đứa nhỏ ngồi phía trước và người lớn tuổi
ngồi sau vì họ vẫn nhìn thấy tất cả. Những người già đưa tay cho ông bà chủ nhà
khi để người đồng hành trẻ tuổi ngừng một lát..."
Duyên tình cô giáo và học trò:
"Walter Klemmer chưa từng bỏ lỡ một buổi tối nào ở đây kể từ
khi cậu bắt đầu nghiêm túc học dương cầm với tuổi mười bảy dễ thương, và không
chỉ vì vui thú. Ở đây, cậu trực tiếp nhận được cảm hứng cho việc chơi đàn của
riêng mình.
Bach chuyển sang quãng nhanh, và Klemmer chăm chú ngắm phần dưới
người cô giáo bị che cắt bởi cây đàn từ phía sau với cơn đói ngày một tăng. Cậu
không thể nhận xét nhiều hơn về cơ thể nàng. Phía trước cô giáo cậu bị một bà mẹ
béo núc ngồi chắn, không nhìn được gì. Chỗ ngồi yêu thích của cậu hôm nay bị
chiếm mất. Nàng luôn ngồi bên cây đàn thứ hai trong giờ học. Bên cạnh con tàu mẹ
còn treo thêm một tàu cứu hộ bé xíu, đứa con trai của bà, một học sinh mới quần
vải đen, áo sơ mi trắng và kèm theo là cái nơ đỏ chấm trắng. Đứa trẻ lúc này lờ
đờ trên ghế như hành khách máy bay muốn nôn và không mong muốn gì hơn là được hạ
cánh. Nghệ thuật đưa Erika trượt vào hành lang không khí cao hơn và chủ yếu do
mùi ête từ đó. Walter Klemmer nhìn theo nàng sợ hãi vì nàng đang rời xa cậu.
Nhưng không chỉ mình cậu vô tình với tới nàng, mà bà mẹ cũng chộp lấy sợi dây
giữ con diều Erika. Chỉ cần không thả dây diều! Nhưng gió đã kéo lên cao đến độ
bà mẹ phải kiễng đến mười đầu ngón chân. Gió rít mạnh, như nó vẫn luôn rít trên
tầm cao ấy.
Đến phần cuối cùng của Bach, cậu Klemmer đỏ bừng hai bên má
trái, phải như hai đóa hồng. Một bông hồng duy nhất cậu cầm trên tay để sau đó
tặng nàng. Hoàn toàn vô tư cậu khâm phục kỹ thuật chơi đàn của Erika, và cách
lưng nàng uyển chuyển theo điệu đàn. Cậu quan sát, cách nàng lắc lư đầu thận trọng
đi theo sắc thái trình diễn. Cậu ngắm nhìn bài trình diễn cơ thịt phần bắp tay
nàng, chúng đem lại sự hòa điệu chặt chẽ giữa thịt và chuyển động khiến cậu xúc
động. Những bắp thịt tuân theo những chuyển động bên trong thông qua âm nhạc,
và Klemmer cầu ước cô giáo ngày nào đó cũng sẽ tuân lời cậu như vậy. Cậu thủ
dâm ngay chỗ ngồi. Một tay cậu bất giác kéo cái vũ khí sinh dục kinh khiếp. Cậu
học sinh Klemmer vất vả làm chủ bản thân và ước lượng trong óc kích cỡ tổng cộng
của Erika. Cậu so sánh phần trên và phần thân dưới nàng - phần có hơi béo một
chút - nhưng về cơ bản cậu hoàn toàn thích. Cậu cân bằng phần trên và phần dưới.
Phần trên: Lại hơi gầy mất một tí xíu. Dưới: ở đây lại có điểm cộng của nó. Cậu
hài lòng với hình ảnh tổng thể của Erika. Về mặt cá nhân, cậu thấy cô Kohut là
một phụ nữ hoàn toàn thanh nhã. Giả sử nàng có lấy được tí tẹo phần hơi quá béo
phía dưới mà đắp được lên trên thì có lẽ sẽ đúng hẳn. Ngược lại, dĩ nhiên là
cũng được, nhưng điều đó cậu ít mong đợi hơn. Hoặc chỉ cần nàng san bớt chút
xíu phần dưới đi, có thể sẽ rất hài hòa. Nhưng như thế thì nàng lại gầy quá! Sự
bất toàn nho nhỏ này khiến quý cô Erika trở nên đáng thèm muốn đối với cậu học
sinh trưởng thành, vì có thể với tới. Người ta có thể trói bất kỳ người đàn bà
nào bằng hiểu biết về sự bất toàn trong cơ thể nàng. Bên cạnh đó, người đàn bà
này sẽ già đi rõ rệt mà cậu thì hãy còn trẻ. Cậu học sinh Klemmer có mục đích
phụ, bên cạnh âm nhạc, điều cuối cùng lúc này cậu cũng đã nghĩ đến. Cậu là một
thằng ngốc trong âm nhạc. Cậu còn âm thầm hóa ngốc vì cô giáo dạy nhạc. Cá nhân
câu hoàn toàn cho rằng, cô Kohut đích thực là người đàn bà dành cho người đàn
ông trẻ trong khúc dạo đầu cuộc đời. Một người đàn ông trẻ tuổi bắt đầu bước từng
bước nhỏ và sau đó trèo nhanh. Ai cũng phải một lần bắt đầu. Cậu sẽ nhanh chóng
bỏ qua bước khởi đầu này như những người bắt đầu lái xe mua một chiếc xe cũ nhỏ
xíu và sau khi thành thạo, sẽ chuyển sang mẫu mới và lớn hơn. Cô Erika hoàn
toàn chỉ có âm nhạc, và nàng thực ra cũng không quá già, cậu học sinh đánh giá
mẫu xe dùng thử của mình. Klemmer thậm chí còn bắt đầu với một bậc cao hơn,
không phải xe VW 14, mà là hẳn một chiếc Opel Kadett 15. Cậu trai yêu thầm,
Walter Klemmer cắn nôt móng tay đang cắn dở. Cả đầu cậu lúc này đỏ ửng - hai
bông hồng trên má lúc này đã tản ra - với mái tóc vàng sậm dài lưng chừng. Cậu
tương đối hợp thời. Cậu tương đối thông minh. Không gì ở câu sâu sắc, không gì
quá mức. Cậu để tóc dài một chút, để vẻ ngoài không quá hiện đại, cũng không
quá hoài cổ. Cậu không để râu, mặc dầu đôi lần đã muốn thử. Nhưng cậu luôn cưỡng
lại được thử nghiệm này. Cậu muốn một lần được trao cô giáo nụ hôn thật sâu và
có trọn cơ thể nàng. Cậu muốn đe dọa nàng bằng bản năng thú vật của mình. Cậu
muốn nhiều lần như thể vô tình chạm vào nàng thật mạnh mẽ. Lúc đó cậu muốn như
thể một tên ngốc nào đó đã xô cậu về phía nàng. Sau đó cậu sẽ ấn mạnh hơn nữa
vào nàng và rồi xin lỗi. Rồi cậu sẽ một lần hoàn toàn chủ tâm ép nàng và có lẽ
sẽ chà sát thật mạnh, trong trường hợp nàng cũng cứ để vậy. Cậu sẽ làm những gì
nàng nói và ao ước, từ đó sẽ nảy sinh một tình yêu nghiêm túc về sau.
Cậu muốn bằng cách xoay sở với một người đàn bà lớn hơn mình nhiều
tuổi - với đàn bà tuổi ấy không cần quá thận trọng trong đối xử - để học cách
nhảy quanh những cô gái trẻ hơn, những người không dễ phỉnh nịnh. Liệu nó có
liên quan gì đến việc văn minh hóa không? Cậu trai trẻ chỉ cần xóa đi giới hạn
của mình, thì sau đó cậu có thể thành công bước qua nó. Cậu muốn nhanh chóng
hôn được cô giáo một lần cho đến khi nàng gần như ngạt thở. Cậu sẽ mút ở khắp mọi
nơi trên cơ thể nàng, những nơi chàng được phép. Chàng sẽ cắn nàng, những nơi
nàng cho phép. Sau đó, chàng sẽ chủ tâm cho phép đi đến âu yêm xa nhất. Cậu sẽ
bắt đầu với bàn tay và làm việc nó. Cậu sẽ dạy nàng yêu cơ thể mình hoặc ít nhất
là chấp nhận nó, thứ cho đến nay nàng vẫn luôn phủ nhận. Cậu sẽ thận trọng mang
lại cho nàng tất cả những gì nàng cần cho tình yêu, nhưng rồi cậu sẽ dùng đến
những mục đích thích đáng hơn và những nhiệm vụ khó khăn hơn, những điều liên
quan đến bí mật phụ nữ. Bí ẩn muôn đời. Lúc ấy cậu sẽ là thầy giáo của nàng một
lần. Cậu cũng không thích cái váy xếp ly màu xanh đen chung thân và những cái
áo sơ mi quá ít tự tin nàng luôn mặc cùng. Nàng nên ăn mặc trẻ trung và rực rỡ
hơn. Cậu sẽ giảng cho nàng hiểu, những gì đằng sau các sắc màu. Cậu cũng sẽ chỉ
cho nàng biết thế nào là thực sự trẻ trung, rực rỡ và quyền nhờ đó mà vui vẻ.
Và khi nàng biết, mình thực sự trẻ trung như thế nào, cậu sẽ rời bỏ nàng đến với
ý trí trẻ trung hơn. Tôi có cảm giác rằng cô coi thường cơ thể mình mà chỉ coi
trọng âm nhạc nghệ thuật, thưa cô giáo. Klemmer nói. Chỉ những nhu cầu cấp bách
của cơ thể mới được cô lưu tâm, chỉ ăn và ngủ là quá ít! Cô Kohut, cô nghĩ, vẻ
ngoài là kẻ thù và chỉ có âm nhạc mới là bạn của cô. Vâng, cô hãy thử soi gương
xem, cô sẽ thấy mình bên trong và cô sẽ chẳng bao giờ kiếm được một người bạn tốt
hơn đâu. Cô hãy là mình xinh đẹp lên, thưa cô Kohut. Nếu như cô cho phép tôi gọi
tên cô.
Cậu Klemmer rất muốn trở thành bạn trai của Erika. Cái xác chết
không còn hình dáng, cô giáo dạy dương cầm này - người ta chỉ nhìn thấy duy nhất
nghề nghiệp của cô - suy cho cùng vẫn có thể phát triển được, vì nàng cũng chẳng
đến nỗi quá già, cái bọc mô còn đang say ngủ. Thậm chí nàng còn tương đối trẻ,
nếu so sáng với bà mẹ. Sinh vật tức cười co quắt đến bệnh hoạn, ôm chặt lấy lý
tưởng, ngu ngốc và chỉ sống tinh thần này sẽ bị xoay chuyển bởi người đàn ông
trẻ tuổi rời hẳn khỏi thế giới hiện tại. Nàng sẽ thưởng thức những vui thú yêu
đương, cứ đợi xem! Mùa hè, thậm chí ngay mùa xuân thôi, Walter Klemmer sẽ lướt
trên nước cả bằng xuồng và thậm chí cậu còn lượn quanh bến một vòng. Cậu làm chủ
được một khoản, và Erika Kohut, cô giáo cậu, cũng sẽ bị tống cùng xuống nốt. Một
ngày đẹp trời, cậu sẽ diễu hành với nàng như một cái thuyền cuối cùng cũng bị
chinh phục. Sau đó, nàng sẽ phải học cách hiểu làm chủ trên mặt nước như thế
nào. Cho đến lúc đó cậu đã sẵn lòng gọi tên nàng: Erika! Con chim Erika rồi sẽ
lớn, cảm thấy đôi cánh mình trưởng thành, việc đó người đàn ông sẽ lo liệu. Có
người muốn như vậy, cậu Klemmer...."
Chàng trai trẻ Walter tiến chiếm xác thân cô giáo:
"Hôm nay một cậu trai đột ngột chiếm chỗ của bà mẹ già
chung thủy dặt dẹo lếch thếch lúc này đang phải bọc hậu. Sợi dây mẫu tử dãn
căng và kéo Erika về phía sau, sợi dây giật mạnh thêm vì bà mẹ đi đằng sau có mỗi
một mình. Và càng tệ hơn khi chính bà đề nghị điều đó. Giá như cậu Klemmer
không có vẻ như tuyệt đối cần thiết, thì nàng đã có thể thoải mái đi bên cạnh
người mẹ dứt ruột đẻ ra mình. Hai người đàn bà có thể nhai lại buổi biểu diễn
và nhấm nháp hộp kẹo. Thưởng thức chút ấm áp và dễ chịu đang chờ sẵn trong
phòng khách ở nhà. Không ai bỏ lại hơi ấm ngoài đường. Có thể chúng ta còn kịp
xem suất phim khuya trên vô tuyến. Vậy thì thật là một âm hưởng đẹp nhất của một
ngày âm nhạc như thế này. Và đứa học sinh cứ đi lại ngày một gần. Gã không đi
tách ra một quãng được sao? Thật xấu hổ khi cảm thấy một thân hình trẻ trung ấm
nóng bên cạnh. Cậu trẻ này tỏ ra thản nhiên khủng khiếp và vô tư lự trong khi
Erika sợ hãi. Gã không định chất lên nàng sức khỏe của mình đấy chứ? Cặp đôi ở
nhà - không ai có thể chia sẻ - vẻ như đang bị đe dọa. Ai có thể đảm bảo sự yên
tĩnh, trật tự và an toàn trong bốn bức tường của mình ta tốt hơn mẹ? Mọi thớ thịt
kéo Erika về phía cái ghế tựa mềm ngồi xem tivi và cửa đóng chặt. Nàng có hai
cái ghế yêu thích của mình, mẹ cũng có một cái, khi ngồi nàng thường gác đôi
bàn chân phồng rộp lên nệm để chân Batư. Thói quen gia đình đang bị ảnh hưởng
vì gã Klemmer này không chịu biến đi. Gã không định chui cả vào nhà ta đấy chứ?
Erika thích nhất được trườn vào người mẹ, bập bềnh êm ả trong nước ối ấm áp.
Ngoài cũng ấm và ẩm như trong. Nàng cứng người lại phía trước mặt mẹ khi
Klemmer đi quá sát vào người nàng..."
Về phần Erika nếm trái cấm của cuộc đời:
"Đầu tiên nàng đưa ra một khẩu vị riêng, tự đắc với vai một
nghệ sĩ dương cầm - dù cho hiện tại không biểu diễn. Không ai trong những quý
ông này từng có một nghệ sĩ dương cầm ngồi trên ghế sôpha ở nhà. Ngay lập tức
người đàn ông cư xử thật hào hiệp và người đàn bà hưởng thụ tầm nhìn thật xa,
lướt qua cả người đàn ông. Nhưng khi làm tình thì không một người đàn bà nào tiếp
tục vĩ đại. Nhanh chóng những người đàn ông trẻ bộc lộ những tùy tiện, ngay cả ở
bên ngoài. Cửa ô tô không mở sẵn, những lời chế nhạo về sự vụng về tuôn ra. Sau
đó người đàn bà bị dối trá, lừa đảo, hành hạ và không còn được gọi tới. Người
đàn bà nhắm mắt lờ đi mọi chú ý. Một, hai bức thư không được trả lời. Người đàn
bà chờ đợi và chờ đợi, tất cả đều vô ích. Và nàng không hỏi vì sao nàng chờ đợi,
vì nàng khiếp hãi câu trả lời hơn chính sự chờ đợi. Và người đàn ông tiếp tục với
những người đàn bà khác trong một cuộc sống khác.
Những chàng trai bắt đầu với Erika bằng khoái lạc và sau đó họ kết
thúc cũng bằng khoái lạc. Họ vặn chặt cái van, chỉ để lại ít hơi ga nàng được
phép ngửi. Erika thử níu giữ họ với sự nồng nàn và khoái lạc. Nàng thụi thật mạnh
vào khối chết chóc đang lơ lửng trên đầu, nàng không nén được hét to lên vì
hưng phấn. Những ngón tay nàng cào thẳng vào lưng bạn tình. Nàng không cảm thấy
gì. Nàng tỏ ra thật khoái lạc để gã đàn ông dừng lại. Người đàn ông dừng lại,
những lần khác gã lại đến. Erika không cảm thấy gì và chưa từng cảm thấy gì.
Nàng vô cảm như một mảnh giấy dầu trong mưa...".
-----------------------------------------------
Tiểu thuyết Die Klavierspielerin (Cô gái đàn dương cầm)
Ấn bản tiếng Việt mới tiểu thuyết 'Cô gái đàn dương cầm' của nhà
văn đoạt giải Nobel Elfiede Jelinek vừa ra mắt độc giả. Trong lần tái xuất này,
cuốn sách được chỉnh sửa và hoàn thiện hơn so vơi bản dịch cách đây khoảng 4
năm.
"Cô gái đàn dương cầm" được Alphabooks xuất bản năm
2006 qua bản dịch của Ngọc Cầm Dương, nhưng ấn bản này không còn xuất hiện trên
thị trường sách gần 2 năm nay. Trong ấn bản mới ra mắt, BachvietBooks đã sử dụng
bản dịch Cô gái chơi dương cầm do Ngọc Cầm Dương có sửa chữa khoảng 30 trang đầu
tiên và một số lỗi hệ thống bị chỉnh sửa hàng loạt bằng máy so với bản in năm
2006. Cô gái đàn dương cầm (nguyên bản tiếng Đức: Die Klavierspielerin) là tiểu
thuyết nổi tiếng nhất của của nữ văn sĩ người Áo Elfiede Jelinek. Tác phẩm xuất
bản năm 1983 và được đông đảo người đọc đón nhận. Trong cuốn tiểu thuyết này,
Jelinek bóc trần những gì được coi là cấm kỵ trong cuộc sống gia đình người Áo.
Cuốn tiểu thuyết bày ra một liên hệ rất không bình thường giữa
cô giáo và bà mẹ già độc đoán. Erika là cô giáo dương cầm tài giỏi bậc nhất tại
nhạc viện Vienna . Nhưng sự nghiêm
trang và đứng đắn của Erika có thể chỉ là vẻ giả tạo bên ngoài. Một khi đã bước
ra khỏi căn phòng dạy nhạc, người phụ nữ này lại lén lút đến xem phim tại một cửa
hàng phim khiêu dâm, rình mò những đôi trai gái làm tình và luôn giấu sẵn một
lưỡi dao cạo trong người để cắt xẻo da thịt của chính mình.
Mối quan hệ của Erika và những người xung quanh lại càng bất thường
hơn. Người phụ nữ ngoài 30 này vẫn bị bà mẹ độc đoán kiểm soát mọi lúc mọi nơi.
Đối với học trò, Erika lại tỏ ra rất lạnh nhạt và nghiêm khắc. Cô sợ mất đi vị
trí độc tôn của mình nên tìm cách trù dập những sinh viên tài năng nhất.
Nhưng có một chàng sinh viên đã lọt vào mắt xanh của Erika. Cậu
là Walter, một sinh viên chuyên ngành kỹ sư rất điển trai với ngón đàn điêu luyện.
Thấy Erika lạnh nhạt, Walter lại càng muốn chiếm lấy tình cảm của cô. Cậu học
trò Klemmer cũng là một con người có cuộc sống bị kìm hãm. Họ đến với nhau theo
cách tự hành hạ, tự làm đau đớn bản thân và làm cho người khác đau.
Elfriede Jelinek sinh ngày 20/10/1946 tại Mürzzuschlag
thuộc Miền Hạ Áo. Từ 1966 đến nay, địa chỉ chỗ ở của bà tại thủ đô Vienna không thay đổi.
Chính vì thế, bà luôn coi mình là dân Vienna "chính hiệu".
Cha bà là người Do Thái gốc Czech, mẹ bà lại là một tín đồ rất ngoan đạo của
Thiên Chúa giáo. Thuở nhỏ bà học ba-lê. Từ năm 6 tuổi, bà học dương cầm theo
yêu cầu của mẹ.
Đạo diễn người Áo Michael Haneke đã chuyển thể tiểu thuyết này
thành phim cùng tên rất nổi tiếng và đã đoạt 3 giải thưởng trong Liên hoan phim
Cannes năm 2001. Năm 2004, Elfriede
Jelinek được trao giải Nobel Văn học.
(theo Thất Sơn)
---------------------------------------------
Elfriede Jelinek (Nobel 2004)
(theo Thất Sơn)
---------------------------------------------
Elfriede Jelinek (Nobel 2004)
Tiểu sử
lfriede Jelinek (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1946) là một nữ nhà văn, nhà viết kịch Áo đã đoạt giải Georg Büchner năm 1998, giải Franz Kafka 2004 và giải Nobel Văn học năm 2004.
lfriede Jelinek (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1946) là một nữ nhà văn, nhà viết kịch Áo đã đoạt giải Georg Büchner năm 1998, giải Franz Kafka 2004 và giải Nobel Văn học năm 2004.
Elfried Jelinek sinh ở Mürzzuschlag, Styria, Áo. Bố là người Séc
gốc Do Thái, trong những năm Thế chiến thứ hai là nhà hóa học làm việc trong một
nhà máy có tầm quan trong chiến lược của quân đội Đức nên không bị thủ tiêu. Mẹ
là một tín đồ Thiên Chúa giáo người Romania gốc Đức, xuất
thân trong một gia đình quý tộc ở Viên. Jelinek lớn lên tại Wien, nơi bà được học
đàn organ và sáng tác nhạc tại Nhạc viện Wien. Sau khi tốt nghiệp trung học năm
1964, bà học lịch sử nghệ thuật và nghệ thuật sân khấu tại Đại học Wien.
Năm 1967 Jelinek in tập thơ đầu tay Lisas Schatten (Cái bóng của
Lisa). Bà tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh sinh viên ở châu Âu trong
thập niên 1970 và những năm 1974-1991 là đảng viên Đảng Cộng sản Áo. Năm 1974,
Wenn die sonne sinkt, ist für manche schon büroschluß (Khi mặt trời lặn là lúc
đóng cửa hàng) của bà được tuyên bố là vở kịch thành công nhất trong năm tại
Áo. Cùng năm, bà kết hôn với nhạc sĩ người Đức Gottfried Hüngsberg và từ đó sống
khi ở Wien, khi ở Đức. Tiểu thuyết Die Liebhaberinnen (Những cô người tình,
1975) và Die Ausgesperrten (Những kẻ bị cấm cửa, 1980) được bạn đọc Đức hoan
nghênh.
Tính dục nữ và các xung đột phái tính là chủ đề lớn xuyên suốt sự
nghiệp sáng tác của Elfriede Jelinek. Năm 1983 Jelinek xuất bản tiểu thuyết đỉnh
cao của mình Die Klavierspielerin (Cô gái đàn dương cầm), viết về cô giáo dạy
dương cầm Erika Kohut nghiêm trang, mắc bệnh bạo dâm, trong cuộc tìm kiếm bản
thể và vật lộn để tự kiểm soát mình. Tác phẩm đã được đạo diễn người Áo Michael
Haneke dựng thành phim cùng tên rất nổi tiếng (đoạt 3 giải thưởng trong Liên
hoan phim Cannes 2001). Chủ đề này được tiếp tục trong tiểu thuyết Lust (Ham muốn,
1989).
Tại Áo, thái độ của công chúng đối với Elfriede Jelinek khá phức
tạp, đặc biệt sau vụ bê bối do hài kịch Burgtheater (Nhà hát Burg, 1984) của bà
gây nên. Jelinek chỉ trích quyết liệt việc nước Áo từng dính líu với Đức quốc
xã và sự nổi lên của chủ nghĩa cực đoan chính trị, gọi Áo là “quốc gia của bọn
tội phạm” và mô tả nó như vương quốc của những người chết trong tiểu thuyết Die
Kinder der Toten (Lũ trẻ chết chóc, 1995). Năm 1998, nhà cầm quyền Áo cấm trình
diễn các vở kịch của Jelinek; năm 2000 bà đe dọa rời nước Áo và không cho phép
trình diễn kịch của mình tại các nhà hát Áo. Mặc dù vậy, Elfriede Jelinek vẫn
là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng trong nền văn học đương đại Áo và là tác
giả viết tiếng Đức danh tiếng hàng đầu hiện nay.
Thời gian về sau, Elfriede Jelinek chuyển sang viết kịch nhiều
hơn, thay lối độc thoại truyền thống bằng những độc thoại đa thanh không phân định
rõ vai mà cho phép nhiều cấp độ khác nhau của tâm thức và lịch sử vang lên cùng
một lúc. Những tác phẩm mới nhất của bà có thể kể đến tập kịch In den Alpen (Ở
núi Alps , 2002), vở kịch Der Tod und das Mädchen (Cái
chết và cô gái, 2003) và vở kịch chỉ trích kịch liệt cuộc chiến tại Iraq
Bambiland (2003). Đến nay, Jelinek đã viết khoảng 30 tác phẩm gồm cả văn xuôi
và kịch (gồm cả kịch bản phim). Ngoài ra bà còn là dịch giả, từng dịch tác phẩm
của Thomas Pynchon, Georges Feydeau, Eugene Labiche, Christopher Marlowe. Tác
phẩm của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng. Bà nhận được gần 20 giải thưởng các
loại (cả quốc gia và quốc tế). Đỉnh cao là giải Nobel Văn học năm 2004. Elfried
Jelinek được trao giải vì những tác phẩm khắc họa một thế giới tàn nhẫn của bạo
lực và quy phục, của kẻ đi săn và con mồi. Những tiểu thuyết và kịch của bà
mang dòng chảy âm thanh và phản âm thanh đầy nhạc tính, với năng lực tu từ ngoại
hạng đã phát lộ cái bất hợp lí của những khuôn mẫu sáo mòn cùng quyền uy chinh
phục của chúng trong xã hội. Tiểu thuyết đỉnh cao của Elfriede Jelinek là Die
Klavierspielerin.
Tác phẩm
Lisas Schatten (1967), thơ
Wir sind Lockvögel, Baby! (Bé ơi, chúng ta là những con mồi!, 1970), tiểu thuyết
Michael: ein Jugendbuch für die Infantile sellschaft (Michael: một cuốn sách trẻ con cho hội nhóc, 1972), tiểu thuyết
Wenn die sonne sinkt, ist für manche schon büroschluß (Khi mặt trời lặn là lúc đóng cửa hàng, 1974), kịch
Die Liebhaberinnen (Những cô người tình, 1975), tiểu thuyết
Die Ausgesperrten (Những kẻ bị cấm cửa, 1980), tiểu thuyết
Clara S (1982), kịch
Die Klavierspielerin (Cô giáo dương cầm, 1983), tiểu thuyết
Burgtheater (Nhà hát Burg, 1984), hài kịch
Lust (Ham muốn, 1989), tiểu thuyết
Totenauberg (1991), kịch
Die Kinder der Toten (Con cái những người đã chết, 1995), tiểu thuyết
Stecken, Stab, und Stangl (Chọc, gậy và que, 1996), kịch
Gier (Sự thèm khát, 2000), tiểu thuyết
In den Alpen (Ở núi Alps, 2002), tập kịch
Bambiland (2003), kịch
Der Tod und das Mädchen (Cái chết và cô gái, 2003) kịch
--------------------------------------------------------------------------
Ref. links:
http://modernlanguages.sas.ac.uk/…/…/german/elfriede-jelinek
Lisas Schatten (1967), thơ
Wir sind Lockvögel, Baby! (Bé ơi, chúng ta là những con mồi!, 1970), tiểu thuyết
Michael: ein Jugendbuch für die Infantile sellschaft (Michael: một cuốn sách trẻ con cho hội nhóc, 1972), tiểu thuyết
Wenn die sonne sinkt, ist für manche schon büroschluß (Khi mặt trời lặn là lúc đóng cửa hàng, 1974), kịch
Die Liebhaberinnen (Những cô người tình, 1975), tiểu thuyết
Die Ausgesperrten (Những kẻ bị cấm cửa, 1980), tiểu thuyết
Clara S (1982), kịch
Die Klavierspielerin (Cô giáo dương cầm, 1983), tiểu thuyết
Burgtheater (Nhà hát Burg, 1984), hài kịch
Lust (Ham muốn, 1989), tiểu thuyết
Totenauberg (1991), kịch
Die Kinder der Toten (Con cái những người đã chết, 1995), tiểu thuyết
Stecken, Stab, und Stangl (Chọc, gậy và que, 1996), kịch
Gier (Sự thèm khát, 2000), tiểu thuyết
In den Alpen (Ở núi Alps, 2002), tập kịch
Bambiland (2003), kịch
Der Tod und das Mädchen (Cái chết và cô gái, 2003) kịch
--------------------------------------------------------------------------
Ref. links:
http://modernlanguages.sas.ac.uk/…/…/german/elfriede-jelinek
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016
Lời Tự Tình Mùa Hạ
Thơ: Vanessa Trâm
Phổ nhạc: Hà Lan Phương
Đệm đàn: Nguyễn Hải
Trình bầy: Hà Lan Phương
Gửi đến các tình yêu của tôi ca khúc phổ thơ " Lời Tự Tình Mùa Hạ " thơ Vanessa Trâm, nhạc Ha Lan Phuong, hoà âm Nguyễn Hải, trình bày Hà Lan Phương. Lời dễ thương, chút chút táo bạo, gia điệu nhẹ nhàng, thoáng ... Vanessa thích, cảm ơn Caulacbo Thonhac nhiều nhé.
Phổ nhạc: Hà Lan Phương
Đệm đàn: Nguyễn Hải
Trình bầy: Hà Lan Phương
Hà Lan Phương
Gửi đến các tình yêu của tôi ca khúc phổ thơ " Lời Tự Tình Mùa Hạ " thơ Vanessa Trâm, nhạc Ha Lan Phuong, hoà âm Nguyễn Hải, trình bày Hà Lan Phương. Lời dễ thương, chút chút táo bạo, gia điệu nhẹ nhàng, thoáng ... Vanessa thích, cảm ơn Caulacbo Thonhac nhiều nhé.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)