Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Giáng Sinh Yêu Thương

Thơ: Phương Vy
Nhạc: Nguyễn Hải &Hà Lan Phương
Clip: HLP
Keyboard: Nguyễn Hải

Trình bầy: Hà Lan Phương


3 nhận xét:

  1. Hai NguyenDecember 15, 2014 at 1:26 PM

    Ô Ồ! Tìm mỏi mắt mới ra được cái hình cô nhỏ ở slide tựa đề nhìn đẹp gái tựa như Phương Vy để HLP làm đề tựa cho bài nhạc. Chúc Bé P.Vy Giáng Sinh Hạnh Phúc " Tình vẫn nồng ấm đêm đông tuyệt vời".
    Già Nhị

    Reply
    Replies

    Phương VyDecember 16, 2014 at 3:52 PM

    Wow ... wow ... Em cảm ơn anh chị Nguyễn Hải - Hà Lan Phương rất nhiều đã cho em và CLBTN thưởng thưởng thức một ca khúc "Giáng Sinh Yêu Thương" thật tuyệt vời với giai điệu êm ái du dương qua tiếng hát thật ngọt ngào của Tam Nương nhẹ nhàng ru hồn người lâng lâng rộn ràng... chuẩn bị đón chào một mùa Giáng Sinh trong an lành hạnh phúc!
    Merry Christmas đến anh chị và gia đình một mùa Giáng Sinh chứa chan niềm vui, bình an Chúa Hài Đồng!

    Reply

    Nhật VũDecember 17, 2014 at 6:17 PM




    Tặng ca sĩ Hà Lan Phương trái tim đỏ thứ 7 để tỏ lòng ngưỡng mộ cái đã...rồi tôi mới rỉ rả ...tặng hoa cho thi sĩ với bài thơ chất chứa yêu thương... được lồng trong khung cảnh Giáng Sinh tuyệt đẹp ...Và không quên tặng cho..."Đàn Sĩ" Nguyễn Hải...một tràng pháo thật kêu... ...Để thưởng cho Già Nhị đã tiếp tay Tam Nương HLP..viết lên ca khúc ..Giáng Sinh Yêu Thương...có giai điệu thật đẹp....Cái hay ở chỗ..Giai điệu nhạc đã thoát ra khỏi ..."nhạc tính của thơ"...không còn nghe.."mùi thơ"...Nói theo anh Châu và mấy ông bạn của tôi bên "Bạn Nhạc"... thường nói..hihihi




    Trả lờiXóa
  2. Hai NguyenDecember 19, 2014 at 7:52 AM

    Cảm ơn già thất đã cho comments và rất vui cùng phấn khởi. " Cái câu:Nhạc tính của thơ" được dựng nên bên các vị trong group Bạn Nhạc có lẽ không ý nghĩa lắm bởi vì những bài thơ có nhạc tính thì tự nó đã có ý để làm nhạc còn nói là thoát ra khỏi nhạc tính của thơ thì bài thơ sẽ không còn ý nhạc để viết. Phổ nhạc bài thơ mà giữ nguyên văn từ trên xuống dưới tôi và lão HNL đã từng làm theo free stile mà nghe vẫn thích như "Kim Cang Tụng" của Cung Vũ do HNL phổ nhạc. Cũng chỉ là đọc thơ thôi bằng nốt nhạc lồng vào: Thơ Tính vẫn còn đấy và nhạc tính thì có thừa. Tóm lại các ông bên bạn nhạc có lẽ đã không hiểu họ nói gì????. Còn việc thay đổi lời thì đôi khi những ông nhà thơ khó tính không cảm ơn mà còn mắng vốn như nhà thơ HHC từng gọi ĐT cho một người bạn PĐM nói:"Anh sửa lời lung tung, đây đâu phải ý thơ của tôi, yêu cầu anh bỏ tên tôi ra khỏi bài nhạc"
    Reply
    Câu Lạc Bộ Âm NhạcDecember 19, 2014 at 9:34 PM

    Suy đi nghĩ lại tôi nghĩ là các vị đã diễn tả sai ý nghĩa, thay vì nói:"Thoát ra khỏi nhạc tính của thơ", các vị nếu ý là sau khi phổ nhạc được hát lên không còn gia vị của bài thơ thì phải nói:"Bài thơ sau khi phổ nhạc được hát lên đã thoát ra khỏi thơ tính". có đúng không? nếu đúng thì cần đổi lại là bài nhạc "không còn thơ tính" như vậy hợp lý hơn và rõ nghĩa hơn.
    Reply
    Ha Nhat LinhDecember 20, 2014 at 12:52 AM

    Hahahaha vào đọc Comment của anh Nhật Vũ với những lời khen ngợi và phần giải thích của anh Nguyễn Hải trong từ "NHẠC TÍNH CỦA THƠ" ....Cả 2 anh đều có tư tưởng riêng và TỎ BÀY theo quan điểm riêng của mình .
    Điều dễ hiểu là trong HẦU HẾT những bài THƠ TÌNH, ít nhiều chúng ta đều bắt gặp NHẠC TÍNH TRONG THƠ, trong THƠ luôn là một BỨC TRANH có nhiều MÀU SẮC và ngấm ngầm đâu đó chúng ta cảm được ÂM THANH của "ÂM NHẠC" mà chúng ta gọi đó là NHẠC TÍNH trong THƠ
    - Như vậy trong THƠ tự nó đã là một bức HỌA
    - Trong THƠ đã có NHẠC TÍNH ( tùy nhiều hay ít, sâu sắc hay nông cạn )
    Điều còn lại là sự khéo léo của Nhạc Sĩ khi đem thơ vào nhạc là làm thế nào để THƠ không còn là SẮC THÁI NGUYÊN THỦY của Thơ mà phải dùng TRƯỜNG ĐỘ ÂM THANH để chuyển hóa THỂ THƠ như một lối VĂN NÓI ( điều này cũng phải được sự hợp tác của ca sĩ trình bày và biết thả hồn cùng bài hát nữa ) thì bài hát khi trình bày sẽ THOÁT và người nghe không còn cảm giác là VẦN ĐIỆU của một bài THƠ nữa ( CHÌA KHÓA của người Nhạc Sĩ là chỗ này )
    HÁT là dùng âm thanh của NHẠC để diễn đạt một CÂU CHUYỆN gửi đến người nghe,
    NGÂM THƠ là dùng VẦN ĐIỆU theo chu kỳ TỪNG CỤM TỪ nhất định để NGÂM gọi là NGÂM THƠ " Ví dụ: Sao em nói ....Không còn YÊU tôi nữa ???
    Vì tôi NGHÈO có phải thế không em ???? " Hahahaha Đúng quá còn HỎI LÀM GÌ Hahaha
    Hy vọng là những góp ý ngắn gọn này sẽ ít nhiều góp phần cho việc ĐEM THƠ VÀO NHẠC mà anh em chúng ta đang làm
    Gìa Nhất HNL
    Reply

    Trả lờiXóa
  3. Hai NguyenDecember 20, 2014 at 5:47 AM

    Cảm ơn lão nhất "trẻ nhất" đã giải tỏa thêm gút mắc. Còn nũa có nhạc sĩ rõ ràng đã viết hầu hết những bản nhạc của ông như đọc thơ bằng chuyển âm thật đơn giản nhưng bố cục vòng tròn một cách khéo léo âm hưởng dân tộc đã không những nổi tiếng trong nước VN mà còn tràn ra cả thế giới "TCS"
    Một người già trong công viên
    Một người điên trong thành phố
    Một người nằm nghe hơi thở
    Một người ngồi nghe bom nổ......
    Lại có những nhạc sĩ viết những bài nhạc dài trao chuốt cả lời văn và giọng nhạc mà tôi nghe rất thích nhưng cũng chẳng đi đến đâu cả bởi vì cái tôi thích không phải và không bắt buộc quần chúng phải thích theo. Viết như vậy chúng ta thấy quan niệm thẩm âm dường như càng dễ nghe càng đơn giản càng mau chóng đi vào lòng người như nhạc TCS thật sự rất đơn giản, rất dễ hát, dẽ nhớ và giọng nhạc dễ ăn xâu vào tâm khảm bằng những vần thơ. như vậy diễn tả bài thơ bằng nhạc không hẳn là không có cái hay của nó.
    Già nhị

    Trả lờiXóa